Vấn đề an ninh trong tòa nhà luôn được chú trọng tại nhiều doanh nghiệp hiện nay. Vậy, đâu là phương án bảo vệ tòa nhà tối ưu? Để đảm bảo tòa nhà được bảo vệ an toàn thì đội ngũ nhân viên bảo vệ cần thực hiện những công việc gì? Mời khách hàng cùng theo dõi những thông tin sau để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này nhé!
Tiêu chuẩn của một nhân viên bảo vệ tòa nhà chuyên nghiệp
Đội ngũ bảo vệ của một tòa nhà cần phải đảm bảo rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Những tiêu chuẩn này cần thiết cho sự an toàn của toàn thể nhân viên đang có mặt trong tòa nhà và toàn bộ tài sản. Dưới đây là những yếu tố có trong tiêu chuẩn này:
- Đội ngũ nhân viên bảo vệ cần thực hiện đúng các biện pháp nghiệp vụ theo những quy định của pháp luật.
- Đảm bảo phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi trái pháp luật, vi phạm nội quy trong bảo vệ cơ quan và doanh nghiệp.
- Kịp thời đề xuất những giải pháp xử lý tối ưu nhất cho người đứng đầu.
- Thực hiện kiểm soát người ra vào các cơ quan, tòa nhà.
- Bảo vệ hiện trường, tài sản của doanh nghiệp.
- Tiến hành sơ cứu nạn nhân, giữ người có hành vi phạm tội và báo cơ quan Công an gần nhất khi có sự cố liên quan đến pháp luật xảy ra.
- Đảm bảo thực hiện các phương án bảo vệ tòa nhà theo đúng các quy định về PCCC của các cơ quan có thẩm quyền.
- Phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận Công an, nơi doanh nghiệp hoạt động.
Các vị trí làm việc của bảo vệ tòa nhà
Mỗi tòa nhà sẽ có những chức năng khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo tòa nhà được bảo vệ an toàn, đội ngũ nhân viên cần được phân chia để bảo vệ chuyên sâu từng khu vực và thực hiện đúng nhiệm vụ theo vị trí phân công.
Thông thường, trong phương án bảo vệ tòa nhà, đội ngũ nhân viên bảo vệ được phân thành các vị trí khác nhau như:
- Bảo vệ cổng chính tòa nhà.
- Bảo vệ đại sảnh tòa nhà.
- Bảo vệ thang máy.
- Bảo vệ trực các tầng lầu văn phòng.
- Bảo vệ trực camera giám sát.
- Bảo vệ tuần tra các khu vực.
- Bảo vệ nhà xe và cửa văn phòng.
Xây dựng phương án bảo vệ tòa nhà ở từng vị trí
Bảo vệ tòa nhà ở từng vị trí sẽ có những nhiệm vụ gì để đảm bảo tòa nhà hoạt động an toàn và chuyên nghiệp nhất? Đó chính là câu hỏi được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin về phương án bảo vệ tòa nhà sau để có lời giải đáp.
Nhân viên bảo vệ tại cổng chính
Theo phương án bảo vệ tòa nhà, tại cổng chính, nhân viên bảo vệ cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện bảo vệ khu vực cổng chính, không cho người không có phận sự vào.
- Thực hiện công việc điều phối các phương tiện giao thông theo đúng quy định. Nếu xe có đăng ký thì sẽ đậu khu vực bên trong, xe không có đăng ký và taxi sẽ được đậu bên ngoài văn phòng.
- Nhân viên bảo vệ tại cổng chính cần đảm bảo thông tin liên lạc chặt chẽ và phối hợp thật nhịp nhàng với các vị trí khác.
Nhân viên bảo vệ đại sảnh
Đối với nhân viên bảo vệ đại sảnh trong phương án bảo vệ tòa nhà, các việc làm cần thực hiện sẽ bao gồm:
- Thực hiện ghi chép thông tin đăng ký của khách vào sổ khách của hệ thống văn phòng.
- Quản lý các loại chìa khóa của hệ thống văn phòng.
- Tiếp nhận và phản hồi điện thoại gọi đến và đi của văn phòng.
- Chỉ dẫn khách di chuyển đến các tầng trong tòa nhà.
- Tiếp nhận và phân phát các bưu phẩm, thư từ.
- Luôn giữ liên lạc và hợp tác chặt chẽ với các vị trí khác tại tòa nhà.
Nhân viên bảo vệ thang máy văn phòng
Một bộ phận khá quan trọng trong phương án bảo vệ tòa nhà đó chính là bảo vệ hệ thống thang máy trong văn phòng. Các nhân viên đảm nhận vị trí này sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện đóng, mở, hướng dẫn khách hàng đến các văn phòng ở các tầng khác nhau.
- Giúp đỡ người bị kẹt thang máy khi có sự cố và thông báo đến các bộ phận có chuyên môn để xử lý kịp thời.
- Nếu kiểm tra phát hiện thang máy hư hỏng thì cần thông báo ngay cho bộ phận bảo trì thang máy tiến hành sửa chữa.
- Giữ liên lạc với tất cả các vị trí bảo vệ tòa nhà để hỗ trợ công việc hiệu quả.
Bảo vệ trực các tầng lầu văn phòng
Trong phương án bảo vệ tòa nhà tối ưu thì bảo vệ trực tầng lầu trong tòa nhà cao ốc văn phòng là một vị trí khá quan trọng. Lực lượng này sẽ thực hiện các công việc như sau:
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của tầng lầu được phân công.
- Kết hợp với người có chức năng thực hiện lập biên bản khi khách thuê văn phòng ra về mà quên khóa cửa, đồng thời liên hệ với khách thuê để thông báo cho họ.
- Nhắc nhở với các trường hợp hút thuốc không đúng nơi quy định.
- Giám sát các khu vực cấm như khu điện kỹ thuật, phòng báo cháy, phòng camera giám sát,... không cho người không có phận sự vào các khu vực này.
- - Kiểm tra hoạt động của các hộp điều chỉnh độ lạnh ở khu vực hành lang công cộng. Nếu không có sự chấp thuận của ban quản lý tòa nhà thì không được mở hộp điều chỉnh độ lạnh này.
- - Nhắc nhở các đơn vị thi công, sửa chữa văn phòng về vấn đề vệ sinh và hạn chế tiếng ồn gây ảnh hưởng văn phòng khác.
- - Phải kiểm soát, bảo quản các trang thiết bị tại hành lang và các khu vực trống.
Bảo vệ trực camera giám sát văn phòng
Kiểm soát an ninh các tầng lầu là vị trí cực kỳ quan trọng trong phương án bảo vệ tòa nhà. Nhân viên bảo vệ ở vị trí này thường thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Giám sát thường xuyên màn hình camera để kịp thời phát hiện ra những bất thường của khách hàng.
- Liên hệ với các vị trí khác qua bộ đàm để vây bắt kẻ gian và thông báo với ban quản lý tòa nhà cùng Công an khi có sự việc lấy cắp, phá hoại gây mất an ninh trật tự.
- Chú ý các vị trí có khả năng đột nhập của kẻ gian và thông báo với các vị trí liên quan khi có kẻ gian đột nhập, lập biên bản hiện trường, thông báo với Công an gần nhất để giải quyết.
- Phát hiện cháy nổ, sự cố qua camera và thông báo cho các vị trí khác để kịp thời xử lý.
- Giám sát bảo vệ an toàn cho văn phòng, giữ liên lạc, phối hợp nhịp nhàng với các vị trí bảo vệ khác.
Tuần tra bảo vệ văn phòng
Tuần tra bảo vệ văn phòng là một vị trí quan trọng trong phương án bảo vệ tòa nhà. Cùng với đó, vị trí này sẽ hạn chế những sự cố bất ngờ có thể xảy ra tại văn phòng. Các công việc mà nhân viên vị trí này thực hiện như sau:
- Nhắc nhở mọi người tuân thủ các nội quy trong văn phòng.